1. Nhanh gọn, không cần sử dụng dụng cụ lắp đặt phức tạp.
2. Chiều sâu lỗ không ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt, không cần đo độ sâu của lỗ.
3. Không cần dùng cà lê để siết ốc, chỉ cần dùng tay điều chỉnh độ cao thấp rồi đóng đinh xuống, thuận tiện hơn so với các loại bu lông khác..
4. Các loại bu lông khác thường bị chồi lên khi siết ốc, thân phải làm dài hơn cho dù có lực tải ngang nhau.
5. Được làm bằng thép mạ kẽm nên không bị ăn mòn hay gỉ sét.
6. Do được làm bằng thép cấp bền cao nên khi đóng xuống chân bu lông nở ra bám chặt vào bê tông giúp chịu được tải lực cao hơn hẳn so với các loại bu lông làm bằng chất liệu khác.
» Nguyên tắc thi công lắp đặt hệ thống điện
CẤU TẠO CÁC LOẠI NỞ THÉP:
1. NỞ ĐINH – THÉP
Số 1: ĐINH ĐƯỢC TÔI CỨNG
Số 2: REN HỆ ANH VÀ REN HỆ MỸ
Số 3: ĐAI ỐC VÀ VÒNG ĐỆM TƯƠNG THÍCH NHAU.
Số 4: KHI ĐINH NGẬP XUỐNG, CHÂN BU LÔNG NỞ RA BÁM CHẶT VÀO BÊ TÔNG.
Số 5: KHE NGANG GIÚP TĂNG LỰC BÁM
2. NỞ ĐÓNG – TẮC KÊ ĐẠN
Nở đóng tắc kê đạn
Dùng để lắp đặt hệ thống điện nước, điều hòa thông gió, bản mã….
Số 1: Ren trong nằm sát ngay mặt trên bu lông
Số 2:Thân chịu được độ rung lớn
Số 3: Chuôi sẻ rãnh giúp chân nở tối đa
Số 4: Chốt nêm giúp tối đa hóa độ neo bám
Nở chuôi/tắc kê chuôi dùng với các loại Bu lông và Ty ren với chiều dài bất kỳ
3. NỞ RÚT SẮT – TẮC KÊ TƯỜNG
Nở rút sắt được thiết kế lắp đặt các vật dụng có tải trọng trung bình hoặc lớn. Loại nở này có chiều dài đa dạng và có thể áp dụng cho nhiều mục đích lắp đặt khác nhau.
- Hệ thống tường cách âm trần, vách ngăn
- Bộ giảm chấn
- Đường ray
- Hệ thống thang máy
- Biển báo
- Các loại kệ, giá đỡ
- V..v..
4. NỞ HÀN – TẮC KÊ HÀN
Nở hàn sắt: Hàn khung cửa sắt, Các công việc sửa chữa khác
» Mẫu thiết kế nhà ống 4 tầng đẹp