Các cách đặt hướng bàn trong phòng làm việc

Các cách đặt hướng bàn trong phòng làm việc Trong đạo Lão về khái niệm “chỉ lẽ tự nhiên”, Lão Tử có nói rằng mọi thứ tồn tại theo lẽ tự nhiên và phải hài hoà với môi trường xung quanh. Nếu bạn sống ở vùng nông thôn tất yếu bạn sẽ sinh hoạt theo phong cách tại nông thôn nơi nơi mà hàng ngày ngoài công việc
Trong đạo Lão về khái niệm “chỉ lẽ tự nhiên”, Lão Tử có nói rằng mọi thứ tồn tại theo lẽ tự nhiên và phải hài hoà với môi trường xung quanh. Nếu bạn sống ở vùng nông thôn tất yếu bạn sẽ sinh hoạt theo phong cách tại nông thôn nơi nơi mà hàng ngày ngoài công việc

cầy cấy tăng gia để phục vụ cho cuộc sống mưu sinh để tồn tại thì
phải kể đến là các phong tục tập quán, tôn giáo, các sinh hoạt xã hội, văn hoa,. nghệ thuật v.v…
đều có phong cách riêng đậm nét đặc trưng của những người sống gần gũi với thiên nhiên, thể hiện sự ảnh hưởng của môi trường sống.
Khác hẳn với phong tục tập quán cũng như sự tư duy, chiều sâu, sự lôgíc, nhịp điệu của cuộc sống thể hiện trong cách sống, trong các hoạt động, các hình thái sinh hoạt văn hoá, xã hội, âm nhạc, nghệ thuật. v.v.. nhất là trong cách làm việc của những người sống ở thành phố . Đấy là thể hiện sự tác động của môi trường vào con người và ngược lại cũng chính là biểu hiện con người nói chung đã hoà nhập một cách hài hoà với môi trường để tồn tại.
Nhưng hòa nhập như thế nào?

Theo Lão Tử vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách rất hài hoà với môi trường nhất là trong thời đại ngày nay, xã hội văn minh, khoa học phát triển, dân trí càng ngày càng có điều kiện cải thiện và nâng cao. Bên cạnh đó môn triết học phương Đông và văn hóa phương Đông hiện đã “cởi mở” để rất nhiều người ở mọi tầng lớp xã hội khác nhau đều đều có thể bằng cách này hay cách khác tiếp cận, tìm hiểu và thấy được cùng những kinh nghiệm được đúc kết, những phát minh vĩ đại về “Mọi quy luật của sự tồn tại theo lẽ tự nhiên”, về những quy luật vận hành của Thiên, Địa, Nhân, thì vấn đề để “Hợp lý hơn, hoàn hảo hơn” trong mối liên hệ giữa con người và môi trường là có thể trong tầm tay, tức là con người có thể cải thiện được hoàn cảnh.
Việc hiểu được các quy luật sẽ giúp chúng ta có cách nhìn đúng đắn, thấu đáo hơn trong mọi sự vật, hiện tượng để có thể khắc phục cũng như đưa ra những phương án tối ưu, cách giải quyết vấn đề hợp lý, hài hòa với môi trường hơn, nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của cuộc sống, của sự tồn tại.

Vì vậy sau dây là sự sưu tầm của tôi (là người nghiên cứu các thành quả của văn hóa phương đông ứng dụng trong cuộc sống) muốn gửi tới các bạn đọc là những cán bộ còn đang làm việc, còn đang hoạt động xã hội một phần đúc kết của các bậc tiền bối về quan điểm “Sự hòa nhập với môi trường” để cùng nhau chiêm nghiệm, ứng dụng nâng cấp độ hòa nhập của mình với môi trường (dĩ nhiên ở đây mới chỉ nêu được một phần nào đó trong tổng thể) hay có thể hiểu thông qua những quan điểm đề cập tới này ngoài sự hiểu thêm sự tác động của môi trường tới bản thể từng con người tồn tại trong môi trường đó thì mong rằng qua những thông tin này mỗi người sẽ tìm cho mình một cách dụng riêng.

Không để lối đi phía sau lưng

Những đúc kết về không gian trong phòng làm việc:
+ Người ngồi sát cửa ra vào trong phòng được xem như là người kém quan trọng nhất trong công việc và thường xuyên bị loại trừ.
+ Người ngồi gần với cửa ra vào sẽ là người được giao nhiều việc hơn những người khác.
+ Người ngồi giữa phòng thường là người tổ chức mọi việc và là người luôn dựa trên nguyên tắc.
+ Những người ngồi đối diện với tường có thể được xem là người không thể sử dụng được và những người khác có lẽ là hơi do dự khi tham gia với họ hay cùng họ trong các hoạt động.
+ Những người ngồi dựa lưng vào cửa sổ sẽ là không biết lắng nghe một cách cẩn thận.
+ Những người ngồi đối diện với cửa sổ thường xuyên có quyền tách biệt với người khác.
Tuy nhiên các luận điểm trên chỉ là sự đánh giá một cách chưa đầy đủ vì ngoài ra còn phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác nữa như yếu tố con người, cách bài trí của không gian làm gia giảm các yếu tố tác động (nói theo phong thủy học là cách bố trí làm biến đổi các yếu tố tác động).
Chính vì vậy khoa Phong thủy cũng đã cho chúng ta những lời khuyên quý giá để có thể khắc phục phần nào các điểm xấu mà trong tầm tay

Có thể tự điều chỉnh được như:
+ Nên ngồi đối diện với lối văn phòng
+ Nên nhìn rõ các lối đi khi ngồi ở bàn làm việc của bạn
+ Nên để các vật dụng thường xuyên trong tầm tay (kể cả ổ điện)
+ Điện thoại đặt trên vàn làm việc và luôn ở phía tai nghe thuận (chứ không phải là thuận tay – giúp việc nhận thông tin chính xác – tạo tiền đề cho việc xử lý thông tin tốt)
+ Để đèn chiếu từ phía tay nghịch của bạn (để tránh những bóng mờ, những khoảng tối – nói theo ngôn ngữ của năng lượng cảm xạ học nghĩa là ta đã góp phần xung năng lượng tích cực cho bàn làm việc cũng như cho công việc đang xử lý tại đó. Vì năng lượng yếu kém cũng dễ nảy sinh tà khí và những yếu tố tiêu cực.
+ Bàn làm việc luôn thoáng, đẹp ngăn nắp, sạch sẽ và là nơi giao tiếp tốt (để hấp dẫn sinh khí) nhưng vẫn phải tạo cho bạn đồng nghiệp và người khác thấy đó là nơi làm việc của bạn (thể hiện sự hiện diện, sự tồn tại, sự sở hữu của bạn).
+ Không nên đặt bàn làm việc thẳng hướng với cửa vào phòngm tốt nhất nên đặt hơi lệch hướng với cửa vào.
+ Không nên để lối đi sau ghế làm việc của bạn (lưng hở không có lợi).
+ Không nên để bàn làm việc ngay dưới dầm nhà, tránh dầm nhà tạo thế chia đôi bàn làm việc của bạn.
+ Tránh các góc nhọn, vật nhọn trong phòng hướng thẳng vào bàn làm việc của bạn (vì như vậy bạn sẽ luôn ở trạng thái bất an, luôn thấy bức bối nặng nề, dễ bị kích động)
+ Bố trí bàn làm việc nên lưu tâm để tạo thế quân bình âm dương, kết hợp bài trí theo ngũ hành tương sinh với vị thế, với bản mệnh trạch và bản thân mình.
Tất nhiên bố trí đúng theo các tiêu chuẩn sơ bộ như trên ở nơi công cộng (cơ quan, văn phòng công ty .v.v…) là điều lý tưởng, nhưng nếu đạt được một phần nào đó cũng còn hơn là không.

Bàn làm việc nên tạo sự giao lưu giữa những người làm việc

» Thiết kế nội thất văn phòng