Cách xử lý trần, tường nhà bị rạn nứt

Gia đình bạn có đang gặp phải tình trạng sau một thời gian sử dụng trần, tường nhà bị rạn nứt không? Về trước mắt những vết nứt nhỏ chưa ảnh hưởng đến sự an toàn mà chủ yếu làm mất vẻ đẹp không gian. Tuy nhiên về lâu dài, không chỉ không còn đáp ứng được thẩm mỹ mà sự an toàn cũng không thể đảm bảo. Do đó, ngay từ khi các vết nứt mới bắt đầu, bạn hãy quan tâm để ý và tìm cách khắc phục ngay nhé.

1. Khắc phục trần, tường nhà bị rạn nứt do thời tiết:

Nguyên nhân khách quan dẫn đến việc trần hay tường nhà bị rạn nứt chủ yếu là do yếu tố khí hậu, thời tiết. Đặc biệt là ở Việt Nam khí hậu nóng ẩm càng dễ gặp phải tình trạng này. Nắng nóng kéo dài khiến các vật liệu xây dựng giãn nở, kích chèn ép nhau. Kèm với đó là vào những ngày mưa, tường chịu độ ẩm lớn dễ dẫn đến bị nứt, tách, thấm dột.

Tường nhà bị rạn nứt do tác động của độ ẩm, nhiệt độ và nước mưa

Hiện nay để khắc phục, nhiều gia đình sử dụng cách dùng các vật liệu như gốc xi măng, bitum nhựa đường hoặc các vật liệu kém đàn hồi. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt và không triệt để. Khi mùa nắng và mùa mưa đến, dưới tác động của độ ẩm, nhiệt độ, nước mưa, hiện tượng nứt tách lại bị tái diễn.

Để xử lý triệt để trần, tường nhà bị rạn nứt thì các chuyên gia xây dựng khuyên bạn nên sử dụng sơn nước đàn hồi (Sơn đàn hồi) hay khe co giãn. Đây là dòng sản phẩm dùng để phủ lên bề mặt với độ đàn hồi đến 300%, không bị lão hóa bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời nên đảm bảo ngăn ngừa, hạn chế và xử lý vết nứt hiệu quả trên phạm vi diện tích lớn.

Một số loại sơn như: TOA 7 IN 1, CT-04, Acrylic v.v Giá từ 600-800.000 hoặc hơn 2,000,000 tùy loại…

2. Khắc phục trần, tường nhà bị rạn nứt do nguyên nhân chủ quan:

Nhắc đến nguyên nhân chủ quan dẫn đến trần, tường nhà bị rạn nứt là nhắc đến lỗi do quá trình thi công. Đây là nguyên nhân khác phổ biến hiện nay. Trong quá trình thi công, thợ xây dựng đã gặp các lỗi như:

– Hồ vữa trộn không đều, kỹ thuật tô tường sai, bột trét tường giãn nở, chế độ bảo dưỡng không đúng

– Tường vừa xây xong đã tô trát ngay gây nên sự chênh lệch độ ẩm giữa gạch và mạch vữa

– Mạch vữa bị dư thừa không được làm sạch dẫn đến lớp vữa tô không đảmbảo

– Hồ tô quá nhiều nước, ximăng mác cao, trong quá trình đông cứng gây sức căng trên bề mặt tạo nên những vết nứt

– Gạch nung không đạt chuẩn, cát tô quá mịn hoặc hàm lượng sét trong cát lớn

– Đặc biệt, bỏ qua công tác chống thấm ngay từ đầu nên khi gặp mưa, trần và tường là hai hạng mục dễ xuất hiện vết nứt nhất.

Xem thêm bài viết: Các biện pháp xử lý nứt tường
Thi công đạt chuẩn ngay từ đầu để chống nứt tường, trần nhà

Thi công đạt chuẩn ngay từ đầu để chống nứt tường, trần nhà

Để khắc phục thì ngay từ đầu thợ nên đảm bảo đúng chất lượng thi công, kiểm tra cẩn thận giữa các bước:

– Đợi tường khô và phẳng đạt yêu cầu trước khi tô trát, đồng thời mạch vữa phải “no” và được miết sạch sau khi thi công.

– Nên sử dụng ximăng có lượng mác thấp, đồng thời bổ sung thêm các chất phụ gia dẻo có khả năng làm giảm quá trình đông cứng

– Nên sử dụng cát hạt nhỏ và gạch ép bằng máy ép gạch không nung để hạn chế vết nứt xuất hiện trên tường

– Nên sử dụng phụ gia chống thấm trong tất cả các khâu xây dựng để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thấm, nứt và ẩm mốc.

Sau khi sơn trần nhà bạn sẽ luôn bền đẹp với thời gian, không còn lo rạn nứt, thấm dột, ẩm mốc.

» Mẫu thiết kế nội thất đẹp

» Cách xử lý nhà bị nồm, chống nồm