Nguyên tắc thiết kế cầu thang

Nguyên tắc thiết kế cầu thang
Nguyên tắc thiết kế cầu thang
Thiết kế cầu thang nhà ở có những nguyên tắc nhất định cũng bởi vì cầu thang không chỉ là lối đi lên các tầng mà cầu thang còn góp phần tạo thẩm mỹ nội thất, lấy sáng và quyết định cho sinh khí trong ngôi nhà.
Nguyên tắc thiết kế cầu thang
Nguyên tắc thiết kế cầu thang

Chính vì vậy cầu thang phải được thiết kế sao cho rộng rãi, thông thoáng đẹp.

Các nguyên tắc thiết kế cầu thang và những tiêu chuẩn của nó

Độ rộng hợp lý và độ cao của bậc cầu thang
Độ rộng hợp lý phải phù hợp với diện tích và không gian đặt cầu thang. Độ rộng của cầu thang phải đảm bảo cho người đi thấy thoải mái.
+ Độ rộng thang: 75 – 120cm.
+ Độ rộng bậc thang nhà ở: 24 – 27cm.
+ Chiều cao bậc thang: 16 – 19cm.
+ Tay vịn thang cao: 800-900mm tính từ mặt bậc lên vị trí tay vịn tương ứng trên mặt bậc sẽ đảm bảo an toàn nhất và vừa tầm tay vịn của bạn.
+ Chiếu nghỉ rộng bằng hoặc lớn hơn bề rộng của thang.
Tuỳ vào điều kiện của từng nhà mà có kích thước khác nhau nhằm tận dụng tối đa không gian sử dụng trong gia đình nhưng phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc thiết kế trên để bước đi của một người không bị mỏi mệt khi lên xuống cầu thang.

Vị trí hợp lý đặt cầu thang
Cầu thang là yếu tố rất được quan tâm của những người nghiên cứu phong thuỷ. Cầu thang đóng vai trò như xương sống trên cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng một lên các tầng và các phòng, mang lại không khí trong lành cho toàn phần trên của ngôi nhà.
Cầu thang được tạo ra một tư thế khoẻ mạnh, vững chắc và duyên dáng. Vì cầu thang đảm bảo giao thông theo chiều đứng nên vị trí của thang phải được bố trí để đảm bảo và liên hệ với các không gian chức năng từ thang đế để từ đó có sự liên hệ với các tầng. Do đó, cầu thang được bố trí ở vị trí trung tâm của ngôi nhà là tốt nhất.
Nguyên tắc số bậc cầu thang
Theo quan điểm của người Phương Đông, số bậc thang nên rơi vào số Sinh (Sinh – Lão – Bệnh – Tử). Do đó, bậc cầu thang thường rơi vào các số theo công thức 4n+1 như là 13,17,21,25….với mong muốn luôn mang lại sức khoẻ, may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Để bước không bị hẫng hụt thì bậc cuối cùng trên một vế thang phải có số đếm lẻ. Nếu thang cuốn, thang liền bản thì bậc cuối cùng cũng là bậc lẻ.
Vai trò của chiếu nghỉ đối với cầu thang
Cầu thang là nơi đối lưu không khí trong nhà. Không gian cầu thang được tạo nên bởi các phòng xung quanh, nhất là các cửa quanh khu vực cầu thang.
Từ cầu thang bước vào cửa phòng nên có khoảng đệm hay còn gọi là chiếu nghỉ. Chiếu nghỉ có vai trò đúng như tên gọi của nó dùng để nghỉ chân trong quá trình đi lại trên cầu thang.
Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang.Những điểm chú ý khi thiết kế cầu thang
Cầu thang là đầu mối giao thông theo chiều cao và bước đệm nối các phòng trong nhà, dẫn khí từ tầng này lên tầng kia. Vì vậy ngoài đảm bảo cầu thang thoáng đãng, đủ sáng cho ngôi nhà cũng nên lưu ý thuyết phong thuỷ khi thiết kế.
Theo phong thuỷ không nên đặt cầu thang giữa nhà. Cầu thang chạy thẳng ra cửa ra vào chính làm khí tốt nhưng tiền của ’’chảy’’ mất. Bạn có thể khắc phục bằng cách: uốn cong mấy bậc đầu, vừa cách điệu vừa hợp phong thuỷ.
Cầu thang uốn hình cánh cung giúp khí lưu chuyển dễ dàng, nhưng nếu xoáy trôn ốc (hình tròn) thì không tốt, giống như mở nút chai nguy hiểm. Bậc thang chỉ có tâm nằm ngang, không có tâm đứng, hở bậc, thiết kế như vậy là vượng khí thoát ra ngoài giống lỗ hổng trong nhà, đều không tốt. Nên lỡ chạm phải điều cấm kỵ thì khắc phục bằng tấm gương, khánh nhạc, chậu cây hoặc đèn sáng, tuỳ trường hợp cụ thể.Nguyên tắc tiết kiệm không gian
Sau nguyên tắc an toàn thì đối với những ngôi nhà hẹp thì yếu tố tiếp theo được ưu tiên là tiết kiệm không gian. Để tuân thủ đúng nguyên tắc này thì phải đo chính xác khoảng cách từ sàn nhà hoàn thiện của tầng dưới với sàn nhà hoàn thiện của tầng trên và từ đó có thể tính được số bậc  thang với khoảng cách thông thường giữa mỗi bậc là 19 cm.Theo phong thủy, nếu cầu thang tối và thấp thì các luồng khí di chuyển trong nhà sẽ dễ bị chặn lại. Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể treo một tấm kính lên trần để tăng cường chiếu sáng cũng như làm tăng nguồn khí, đồng thời tránh làm bậc thang trống dưới nền bậc vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc dẫn khí từ dưới lên trên.
Nếu bậc thang nằm quá sát vách một bên vách thì bạn có thể treo một tấm gương trên tường để tượng trưng cho khoảng cách. Ngoài ra, để vừa tạo được sự thông thoáng vừa làm đẹp cho nhà, việc bố trí các chậu cây cảnh đặt dưới cầu thang cũng là cách giúp khí lưu chuyển từ dưới đất lên các tầng trên cùng.Theo nhiều chuyên gia về phong thủy, khi thiết kế nhà cần tránh đặt cầu thang chạy thẳng xuống cửa ra vào chính vì như vậy sẽ khiến cho khí (cũng như tiền của trong nhà) tuôn chảy mất. Để khắc phục khiếm khuyết này, bạn có thể treo một khánh nhạc hoặc quả cầu thủy tinh ở giữa bậc thang cuối với lối vào để làm nhẹ dòng khí lưu chuyển.
Ở một góc độ khác, một cầu thang xoáy trôn ốc nhìn xuyên xuống như cái nút chai cũng làm nhiều gia chủ quan ngại. Cầu thang xoắn ốc không những hở bậc thang mà còn làm khí thoát ra giống như có một lỗ hổng trong nhà. Nếu kiêng kỵ và muốn khắc phục nhược điểm này, bạn có thể đặt một gói cây nhỏ hay vật gì xanh trên tay vịn rồi bố trí đèn trên trần chiếu xuống cầu thang từ đầu đến cuối để dẫn khí.

Cầu thang được xem là xương sống của ngôi nhà. Vì thế việc bố trí cầu thang thế nào cho thẩm mỹ và hợp phong thuỷ là rất quan trọng.
Bên cạnh việc kết nối không gian, cầu thang còn là điểm nhấn của ngôi nhà. Cầu thang được dựa vào vách trái, là vách thanh long của ngôi nhà rồi bẻ cong hình chữ L lên các tầng. Theo nguyên tắc thiết kế cầu thang ở tất cả các tầng phải thống nhất như tầng 1 không thay đổi.

Phía dưới chân cầu thang gia chủ bố trí cây xanh để dẫn khí lưu thông giữa tầng trên và bức tường trống của cầu thang.

Trong phong thuỷ quan niệm cầu thang thuộc mộc, là đường dẫn khí lên các tầng trên. Do đó cầu thang phải không được thoát khí và phải đãm bảo tính chữa và dẫn khí.
Cầu thang phải có thành cầu thang, nếu không có thành cầu thang sẽ làm thoát khí ảnh hưởng đến sinh khí của ngôi nhà không tốt trong phong thuỷ.
Cầu thang trong 1 ngôi nhà cần đảm bảo 2 yếu tố là chữa và dẫn khí. Theo quan niệm phong thuỷ: Cầu thang không nên hở cổ bậc, làm thất thoát dòng năng lượng đưa lên các tầng trên.
Những lỗ hổng này cần phải được lấp kín có thể bằng cách trải thảm cầu thang để đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngoài ra, cầu thang luôn phải chắc chắn và liền mạch. Tuy vậy tránh làm cầu thang quá dài mà không có chiếu nghỉ.

Những lưu ý khi thiết kế cầu thang theo chuẩn phong thủy
Mỗi đầu cầu thang đều nên có khoảng lùi nhỏ làm nơi định hướng, nơi gặp nhau của người đi. Nếu không có nên đặt thêm chậu cây cảnh, chuông gió.
Cầu thang tại tầng trệt không nên đi thẳng ra cửa, đem lại sự bất tiện sử dụng. Khắc phục bằng cách đặt các vách ngăn nhẹ, hoặc tủ kệ. Gương soi có thể hoá giải cho các cầu thang nhìn ra đường.

Cầu thang xoắn ốc cũng làm khí thoát, như 1 lỗ hổng trong nhà. Bạn có thể hoá giải bằng cách đặt 1 chậu cây nhỏ hoặc vật gì màu xanh trên tay vịn. Bố trí đèn trên trần chiếu xuống cầu thang để dẫn khí.
Việc sử dụng tranh treo tại các khu vực cầu thang cũng rất quan trọng. Để có được cách bài trí tốt bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
Nếu cầu thang tối nên sử dụng những chiếc đèn chiếu vào tranh. Chọn tranh có nội dung nhẹ nhàng sâu lắng hơn là những bức tranh sinh động, rực rõ. Đèn không chỉ có tác dụng cải thiện tầm nhìn cho bức tranh mà còn giúp cho việc đi lại nơi cầu thang an toàn hơn.

Có thể treo nhiều loại tranh nhỏ nhưng cùng 1 chủ đề tạo nên sự mới là cho ngôi nhà.
Với những bức tranh cỡ lớn sẽ khiến ngôi nhà cuốn hút hơn.
Đối với gầm cầu thang, thuộc âm, tối không thuận lợi để bố trí các sinh hoạt hàng ngày vốn mang tính dương cần thoáng đáng. Hồ cá cảnh thuộc hành thuỷ và cần nhiều sinh khí do đó không nên làm hồ cá dưới gầm cầu thang dễ dẫn đến nơi này vốn ẩm càng ẩm hơn.
Trong nhiều ngôi nhà hiện nay, cầu thang là vật dụng không thể thiếu. Bản thân cầu thang không phải là một yếu tố phong thuỷ xấu, tuy nhiên, theo một số cách sử dụng, chúng không thực sự đem lại hiệu quả về phong thuỷ.

Một số điều cần tránh khi lắp đặt cầu thang

1. Vị trí đặt cầu thang:
– Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính
– Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào
– Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa nàh vệ sinh
– Cầu thang không đặt ở trung cung
– Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà
Vị trí xấu nhất đặt cầu thang trong nhà đó là khi cửa chính nhìn thẳng và thông suốt vào cầu thang, hoặc khi cầu thang đặt ở giữa nhà, nơi tập trung nhiều năng lượng phong thuỷ.

2. Thiết kế của cầu thang:
Nên tránh thiết kế cầu thang có khe hở.
Một chiếc cầu thang có phong thuỷ không thuận khi có thiết kế giữa các bậc bước lên cầu thang có khe hở. Ngoài ra, yếu tố phong thuỷ xấu còn nằm ở chất liệu như kim loại làm cầu thang.
Nhìn chung, bạn nên tránh hình cầu thang hình xoắn ốc ở trung tâm của ngôi nhà, hoặc một cầu thang được làm chủ yếu từ kim loại.
Bởi nguồn năng lượng phong thuỷ của cầu thang là khó định dạng, thường lên xuống, nên tốt hơn hết, chúng ta hãy tập trung vào việc làm sao để cân bằng các nguồn năng lượng bằng cách thực hiện một vài lời khuyên phong thuỷ như sau:
– Sử dụng những bức tranh nghệ thuật hoặc bức ảnh treo tường trong những khung hình lớn và dày dặn. (Chọn màu và chất liệu khung tuỳ thuộc vào yếu tố phong thuỷ của khu vực và của gia chủ).
– Hệ thống ánh sáng tốt sẽ làm cân bằng các nguồn năng lượng. Bạn thậm chí có thể sử dụng đền chùm hoặc đèn tường tuỳ theo thiết kế ngôi nhà của mình.
– Tối đa hoá không gian sử dụng và phong thuỷ khu vực bằng cách thêm vào các tác phẩm nghệ thuật, các loại thực vật tươi tốt được đặt trong những chiếc chậu sành điệu. Nếu khu vực phong thuỷ cầu thang mang yếu tố Thuỷ, bạn có thể cân nhắc việc đặt thêm vào đó một chiếc gương hoặc một đài phun nước nho nhỏ.

» Thiết kế cầu thang nhà ống đẹp

» Thiết kế nội thất nhà ống