Phương pháp học Blended learning nâng cao kết quả học tập

Phương pháp học Blended learning – sự kết hợp tốt nhất giữa học trên lớp và học online để nâng cao kết quả học tập

Thực tế, sự hào hứng của học sinh dẫn đến kết quả của việc học tập tốt hơn. Nhưng làm thế nào các giáo viên có thể tăng cường việc tương tác của học sinh trong giờ lên lớp và thu hút được các học sinh không tự nguyện giơ tay phát biểu trong giờ?

Ngày càng nhiều giáo viên tìm thấy câu trả lời ở phương pháp Blended learning – học tập tích hợp. Trong phương pháp này, học sinh tiếp tục nhận được các hướng dẫn trên lớp từ giáo viên và tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống khác.

Tuy nhiên, việc học sẽ được bổ sung bởi các hoạt động online, một số hoạt động sẽ mang tính tự định hướng và tự học, một số sẽ khuyến khích sự hợp tác. Theo ông Michael B. Horn đến từ học viện Innosign: “Blended learning có nghĩa là bất cứ thời điểm nào một học sinh có thể học ít nhất một phần ở địa điểm học tập được giám sát xa nhà và ít nhất một phần thông qua mạng với một số yếu tố kiểm soát học sinh thông qua thời gian, địa điểm, cách tiếp cận và/hoặc tiến độ học tập.”

Sự kết hợp của hướng dẫn trên lớp truyền thống và môi trường kỹ thuật số tạo nên một trải nghiệm học tập thích hợp với mỗi cá nhân, hiệu quả hơn, kết quả thu được tốt hơn. Theo The Gates Foundation, lợi ích của phương pháp blended learning bao gồm:

Tiếp cận với các nội dung chất lượng tốt hơn, liên quan nhiều hơn, khớp hơn theo nhiều dạng
Các giờ học trên lớp và cấu trúc chương trình linh hoạt hơn
Đáp ứng được nhu cầu học của học sinh
Học sinh có thể tiếp cận với nhiều nguồn hướng dẫn, đánh giá và các công cụ kiểm tra giúp điều chỉnh tốc độ và cách học của họ.
Tiềm lực cho giáo viên đáp ứng nhu cầu hướng dẫn và giới thiệu để đảm bảo sự tiến bộ và thành thạo cho tất cả các học sinh, dành sự lưu tâm cho những học viên yếu hơn.

Những lợi thế này khiến ngày càng nhiều nơi ứng dụng theo phương pháp Blended learning. Theo International Association for K-12 Online Learning (iNACOL), “phương pháp tiếp cận tích hợp này kết hợp những yếu tố tốt nhất của học online và học trên lớp. Blended learning đang nổi lên như một phương pháp chiếm ưu thế trong tương lai – và trở nên phổ biến hơn từng phương pháp riêng lẻ.”

Thay đổi phương pháp giảng dạy

Blended learning là một sự thay đổi đáng kể so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Theo iNACOL, môi trường blended learning có các đặc điểm sau:

Sự thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm thay vì giáo viên như trước đây, học sinh sẽ trở nên năng động và tương tác nhiều hơn.
Sự tăng sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với nội dung kiến thức và giữa học sinh với các nguồn bên ngoài.
Cơ chế hình thành và tổng kết đánh giá cho học sinh và giáo viên.

Có thể lấy một ví dụ như sau, một giáo viên bắt đầu một bài giảng về lịch sử nước Mỹ. Trên lớp, giáo viên tập trung vào các chủ đề và nội dung rất khó để so sánh hoặc những điều không có trên internet. Trong suốt giờ học, học sinh sẽ truy cập vào website của giáo viên trên nền tảng Schoolwires® Centricity2™ để truy cập vào các URL để tìm kiếm thêm thông tin hoặc đăng nhập vào webcast (chương trình trao đổi trực tiếp trên internet) với một diễn giả sử học và sau đó thảo luận về bài trình bày. Sau khi lên lớp, học sinh có thể tiếp tục học bằng cách truy cập vào các URL và các nguồn khác được đăng trên website của giáo viên. Học sinh cũng có thể cùng với giáo viên và các học sinh khác học, thảo luận nhóm, chia sẻ qua blogs, thảo luận theo chủ đề, làm các khảo sát và tổng hợp thông tin wikis để ứng dụng những gì họ đã được học. Chẳng hạn như một giáo viên khoa học có thể đăng các đường dẫn và tạo một wiki tập trung vào một sự kiện bão mặt trời sắp tới. Học sinh có thể đóng góp thông tin và các nguồn họ tìm thấy dẫn gây ra hiện tượng này, và sau đó gửi các quan sát của họ, có thể thêm các hình ảnh hoặc kết quả thống kê điều tra.

Thu hút học sinh thông qua tương tác

Gillian Ryan, một giáo viên lớp năm của trường Prospect Avenue ở California, kết hợp blogs thông thông qua chương trình dạy blended learning sử dụng giải pháp quản trị nội dung và website Schoolwires Centricity™. Ví dụ, trong phần học về ngôn ngữ, giáo viên này đăng một câu hỏi lên blog và hướng dẫn sinh viên trả lời sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ đã được giảng. Thêm vào đó, để ôn lại các kỹ năng trên lớp, giáo viên này cung cấp cho học sinh các chi tiết cụ thể về các kỹ năng và các dạng nên sử dụng. Chẳng hạn như, giáo viên này giải thích các yếu tố cần để phân tích một đoạn văn và đăng các ví dụ cho học sinh ôn lại. Sau đó, học sinh sẽ trả lời các câu hỏi giáp viên đã đăng thông qua blog.

“Tôi đã rất ngạc nhiên và hài lòng khi thấy rằng một số học sinh – những em không bao giờ thích thú với môn viết văn lại rất hứng thú với viết blog. Các em thích lời nói và thông điệp của mình được đăng trên internet và nỗ lực nhiều hơn vì các em biết những người khác sẽ nhìn thấy chúng. Ngoài ra, tôi còn sử dụng một máy chiếu để xem một số phản hồi trên blog trong lớp, cũng như cho học sinh của tôi thực hành ngôn ngữ bằng lời nói hàng ngày.” Cô Ryan giải thích.

Cộng tác ngoài lớp học

Để tăng cường tương tác với các bạn cùng lớp, học sinh có thể cộng tác hoặc nói với những người học và chuyên gia ở bất cứ đâu trên thế giới. Giáo viên có thể bổ sung bài giảng trên lớp về vũ trụ với một bài giảng hoặc hội thảo thông qua internet hoặc trò chuyện với một phi hành gia.

Học sinh cũng học hỏi lẫn nhau trong thời gian làm việc nhóm ngoài giờ học. Ví dụ như trong một lớp khoa học, cô Ryan có thể đăng, “hãy mô tả hành tinh mà bạn đang nghiên cứu” và thêm vào URL về các nghiên cứu thêm. Rất nhiều học sinh có được động lực để học nhiều hơn những gì được giảng trên lớp và sẽ chia sẻ với những người khác qua blog. Các em cũng sẽ trả lời câu hỏi của các bạn khác. Blog cũng tạo cho mọi người cơ hội được phản hồi, điều mà không thể nói trực tiếp trên lớp. Cô Ryan nói: “Khi tôi đăng một câu hỏi hỏi về ‘bạn biết gì về vũ trụ bên ngoài’ các học sinh đã đăng rất nhiều bài blog dài và đa dạng với các phản hồi. Tôi có lẽ không bao giờ có đủ thời gian trên lớp để cho học sinh của mình có cơ hội trả lời.”

Học sinh ở trường White Plains City đã làm việc rất hợp tác với nhau trên mạng với các học sinh ở trường Suzhou Lida Middle ở Trung Quốc. Qua chương trình trao đổi văn hóa chính thức Schoolwires Greenleaf, học sinh làm việc cùng nhau theo các nhóm dự án sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các tài nguyên đa phương tiện, bao gồm video, chatroom và blog. Chương trình này giúp học sinh xây dựng các kết nối văn hóa, các kỹ năng công dân điện tử và hợp tác làm việc online hiệu quả, tận dụng sức hấp dẫn tự nhiên của các phương tiện truyền thông xã hội để thu hút học sinh.

Các học sinh White Plans, phần lớn những người trong chương trình Đại sứ toàn cầu của trường tham gia vào chương trình Greenleaf trong giờ học ở trường hoặc sau giờ học. “Những người tham gia 100% là tình nguyện”, ông Jody Kennedy, giáo viên của chương trình nói. “Khi tôi giải thích chương trình này cho các học sinh của tôi và hỏi ai muốn tham gia, tất cả đều giơ tay. Các em thực sự rất hào hứng.”

Tiến sĩ Christopher P. Clouet – giám sát chương trình chia sẻ thêm: “Chương trình Greenleaf cung cấp công cụ công nghệ cho phép học sinh từ các nền văn hóa khác nhau giao lưu với nhau theo cách đầy ý nghĩa với những người trẻ.” “Chúng tôi nắm lấy những cơ hội như thế này để cung cấp một nền giáo dục định hướng toàn cầu cho học sinh của chúng tôi , giúp các em hiểu và tham gia vào cộng đồng quốc tế hôm nay.”

Ở trường THPT trực thuộc ĐH quốc gia của Pennsylvania, học sinh được phân thành các nhóm, kết nối theo đội với các học sinh tương tự ở Trung Quốc. Qua chương trình Greenleaf, họ tạo một trang hỏi đáp với các câu trả lời cho các câu hỏi đăng bởi các học sinh Trung Quốc, bao gồm quy trình tuyển sinh của trường. Các học sinh cũng tạo blog chia sẻ về các chủ đề ẩm thực, thể thao, các kì nghỉ và lễ hội.

Ông Julie Evans, Giám đốc điều hành của Project Tomorrow nói: “Học sinh muốn được trải nghiệm công nghệ, đặc biệt nếu công nghệ này là nền tảng mang tính xã hội, có thể với giáo viên, học sinh khác, các trường học hay các chuyên gia trên khắp thế giới.” “Nhưng học sinh muốn tương tác mang tính xã hội, định hướng giáo dục, về những chủ đề nghiêm túc và không phải “tấn kịch” cá nhân như trên Facebook.”

Cá nhân hóa việc học tập

Sự tăng cường môi trường kỹ thuật số cùng với một lớp học có giáo viên hướng dẫn có thể đưa đến một trải nghiệm học tập cá nhân hóa và hiệu quả hơn cho người học. Ví dụ như bằng việc cung cấp các học liệu online, học sinh có thể dành khoảng thời gian mà các em cảm thấy cần thiết cho một chủ đề nào đó, mà không bị giới hạn bởi các tiết học trên lớp hay cảm giác ngại với các bạn cùng lớp. Ở nhà một học sinh có thể nghe đi nghe lại một file giải thích một phương trình vật lý nhiều lần cho đến khi hiểu được khái niệm. Học sinh cũng có thể làm các phương trình các giáo viên đăng lên. Tương tự như vậy, ngày càng nhiều người học trình độ cao có thể tiếp tục các nghiên cứu sâu hơn cho một khái niệm.

Cũng như thế, những học sinh bị mất giờ lên lớp có thể tiếp cận với các học liệu về bài giảng của ngày hôm đó, và có thể thậm chí cùng lúc với thời gian còn lại trên lớp đang diễn ra. Điều này giải phóng giáo viên khỏi việc phải theo những học sinh vắng mặt, và đặc biệt hữu ích với những học sinh phải nghỉ học do bị ốm hay bị thương.

Theo ông Horn và Heather Staker, cũng như ở Học viện INNOSIGHT, “blended learning thiết kế lại phương pháp giáo dục, nó tạo ra một phương pháp sư phạm cá nhân hóa và phù hợp hơn, cho phép mỗi học sinh học ở đúng sức của mình và giúp mỗi đứa trẻ cảm nhận và thành công ở trường.

Với tác động của công nghệ, chương trình blended-learning cho phép học sinh có thể học với tiến độ của mình, sử dụng phương pháp học tập ưa thích, nhận được phản hồi thường xuyên và kịp thời về kết quả của mình, cho kinh nghiệm để việc học tập với chất lượng ngày càng cao hơn.

Sự đa dạng của các nguồn học tập trong môi trường blended learning cũng đảm bảo rằng học sinh thu nhận được kiến thức theo phương pháp mà các em yêu thích. Ví dụ, người học có thể xem video về chủ đề môn học, hay đoạn thu âm của một giáo viên toán đang giảng phương trình đại số. Học sinh khác có thể nghe online một bài đọc được giao. Và những học sinh phải miễn cưỡng đến lớp có thể trả lời blog.

Tăng trách nhiệm và quản lý người học

Lợi ích khác của môi trường học blended learning là tăng trách nhiệm và quản lý người học. Với nhiều học sinh, khả năng lựa chọn học những gì, tiếp cận như thế nào với một chủ đề, học lúc nào và ở đâu có thể làm nên sự khác biệt.” Tom Vander Ark nói.

Các nguồn tài nguyên sẵn sàng 24/7, tài liệu học trên lớp và bài tập về nhà cũng khiến học sinh có trách nhiệm hơn. Các em sẽ không còn bào chữa cho việc quên làm bài tập về nhà hoặc nghỉ học nữa.

Môi trường blended learning cũng khiến phụ huynh quan tâm hơn tới con em của mình trong quá trình học. Phụ huynh có thể truy cập vào cùng nguồn học tập giống như con họ để giúp con học và nghiên cứu ngoài giờ lên lớp. Điều này đặc biệt hữu ích với các môn như toán và khoa học vì những môn này thường được dạy rất khác so với những gì các phụ huynh được dạy trước đây. Bằng việc truy cập vào các nguồn online, phụ huynh sẽ nắm được rõ hơn các chủ đề được dạy như thế nào và chuẩn bị tốt hơn để giúp con mình hiểu được các khái niệm và hoàn thành bài tập. Phương pháp này cũng sẽ tạo cho phụ huynh cơ hội có được những trao đổi sâu về chủ đề các môn học cùng với con mình ở nhà. Thay bằng việc hỏi “Con đã làm gì hôm nay?” phụ huynh trao đổi các vấn đề sâu hơn “Con sẽ ứng dụng những gì con học về thiết kế kiến trúc như thế nào cho kế hoạch sửa nhà của nhà mình?” Họ cũng có thể tìm cơ hội để con mình ứng dụng và củng cố những kiến thức được học ở lớp.

Điều chỉnh thực tiễn và các chính sách

Vì blended learning là một phương pháp giáo dục mới, và không chỉ đơn giản là ứng dụng công nghệ, nó đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong việc giảng dạy. Giáo viên những người đã đứng lớp nhiều có thể bị bế tắc trong trong cách giảng dạy truyền thống của họ. Một số giáo viên khác có thể e ngại về việc sử dụng công nghệ, đặc biệt với những học sinh chắc chắn quen với việc sử dụng công nghệ hơn người lớn.

John Flores, giám đốc điều hành của Hiệp hội giáo dục từ xa của Mỹ phát biểu: “Các kỹ năng cần thiết cho các giáo viên giảng dạy thành công blended learning bao gồm khả năng thử thách học sinh của mình với tư duy bậc cao thông qua các phương pháp như các bài tập theo yêu cầu, khả năng đưa ra các hỗ trợ, chẳng hạn như trả lời email của học sinh trong vòng 24 đến 48 giờ.”

Theo Digital Learning Now!, các thay đổi chính sách khác đang được thảo luận bao gồm việc loại bỏ các giới hạn về tuyển sinh cho các chương trình hay các khóa học Blended learning, xem xét lại quá trình đánh giá và thay đổi sự phân công công việc.

Thay đổi mô hình

Những giáo viên sẵn sàng thay đổi mô hình thường thấy được những kết quả tích cực thêm vào để tăng mức độ hào hứng của học sinh, bao gồm:

Khả năng cá nhân hóa các hoạt động học tập.
Khả năng phối hợp các công cụ kỹ thuật số để khuyến khích học sinh học tập và sáng tạo.
Thời gian thêm vào để tập trung cho các hoạt động quan trọng như phát triển kỹ năng viết và tư duy phản biện.
Các cách thức để nắm được kết quả của học sinh trong thời gian nhất định và đưa ra những phản hồi thường xuyên, kịp thời.
Nhiều cơ hội hơn để giúp đỡ học sinh khi các em cần bất cứ lúc nào và ở đâu.

Ví dụ, học sinh có thể trực tiếp đăng nhập ở máy tính ở nhà và xem video hướng dẫn, giới thiệu về khái niệm đại số học cơ bản. Sau khi xem một video kéo dài 3 phút, học sinh sẽ làm bài trắc nghiệm online đăng bởi giáo viên. Nếu học sinh trả lời sai, các em sẽ tự động nhận được gợi ý để giúp tìm được đáp án chính xác. Trong khi đó, giáo viên sẽ kiểm tra online để xem mỗi học sinh làm bài trắc nghiệm như thế nào. Trong buổi học trên lớp sau đó, giáo viên sẽ thảo luận bài học sâu hơn với những học sinh gặp khó khăn với bài trắc nghiệm, đưa ra các hỗ trợ với từng học viên. Khi học sinh đã hiểu được bài, các em sẽ tham gia cùng các học sinh khác một dự án để ứng dụng những gì đã được học.

Bằng cách giám sát và theo sát quá trình của học sinh, giáo viên sẽ lên kế hoạch bài giảng một cách chau chuốt và tinh tế hơn, đưa ra hướng dẫn mà mỗi học sinh cần. Kết quả là giáo viên sẽ tập trung nhiều nhất vào vấn đề: Học sinh học được gì và ứng dụng nó như thế nào.

Tư duy phản biện có thể được khuyến khích bằng cách cung cấp cho các học sinh những nguồn online và yêu cầu các em nghĩ sâu hơn về câu hỏi được đưa ra khi đọc các tài liệu. Trong suốt buổi học sau đó, học sinh sẽ thảo luận các suy nghĩ của mình với các bạn cùng lớp, đưa ra các câu hỏi mới và những hiểu biết sâu sắc, điều mà có lẽ không bao giờ có trong suốt thời kì của các giờ học khuôn mẫu trước đây.

Các công nghệ cần thiết cho Blended learning

Dù giáo viên là những người có hiểu biết về công nghệ hay e ngại với việc sử dụng các ứng dụng online, họ cần những công cụ trực quan – những công cụ có thể dùng được dễ dàng mà không cần đào tạo rộng hay cần nhiều các tài liệu về IT. Giải pháp nội dung và quản lý website Schoolwires’ Centricity2 được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu này.

“Centricity2 rất thân thiện với người sử dụng do vậy các giáo viên chỉ cần được đào tạo cơ bản là có thể tự xây dựng trang web của họ“, Laura Bruhn, trợ lý giám đốc kiêm quản trị web tại Flemington-Raritan School District (FRSD) nói – “Giáo viên có thể dễ dàng tải lên các clip, sản phẩm đồ họa, liên kết, phòng trưng bày hình ảnh và các nguồn tài liệu khác cho học sinh và phụ huynh. Mục tiêu của chúng tôi là giúp đỡ các giáo viên bằng cách loại bỏ các rào cản, công nghệ Schoolwires sẽ hỗ trợ tốt cho các giáo viên và chắc chắn không làm họ thất vọng“.

Các giáo viên có thể gửi bài tập sắp tới, bổ sung các liên kết học liệu và cập nhật lịch. Những ví dụ về việc sử dụng các tính năng mạnh mẽ của Centricity2 bao gồm:

Một giáo viên tại trường Trung học JP Case ghi âm lại những phần trình bày của học sinh và tải các bản ghi đó lên mạng dưới dạng podcasts.
Một giáo viên nghệ thuật tại trường Trung học JP Case tải lên các tác phẩm nghệ thuật của học sinh, những bức họa của riêng mình hay lịch của các triển lãm nghệ thuật trong khu vực.
Trang web của một giáo viên tại Trường Tiểu Học Robert Hunter với đồ họa bắt mắt thu hút học viên vào các trò chơi học tập trực tuyến. Trang dành cho phụ huynh giúp họ xem trước các bài học sắp tới và các liên kết có liên quan, nhắc nhở họ về các sự kiện trên lớp và những yêu cầu khác.

Blended learning đồng thời đòi hỏi một nền tảng mạnh mẽ có thể hỗ trợ một loạt các công cụ tương tác, bao gồm blog, wiki, podcast, email, chat, wall post, cập nhật trạng thái, diễn đàn thảo luận, không gian làm việc, các tài liệu chung, cũng như phương tiện chia sẻ album ảnh, kết quả thăm dò và công cụ mạng xã hội. Ngoài ra, giáo viên cần dễ dàng chia sẻ cho sinh viên các nguồn học liệu phong phú bên ngoài lớp học bằng cách kéo chúng vào RSS feed, URLs và các ứng dụng của bên thứ ba. Centricity2 được thiết kế để tích hợp hoàn chỉnh với các hệ thống tương thích, dữ liệu và các ứng dụng của bên thứ ba. Điều này giúp các giáo viên dễ dàng truy cập vào một điểm tập trung tất cả các nguồn tài liệu và các ứng dụng cần thiết cho Blended learning.

Một yếu tố quan trọng trong môi trường công nghệ là sự bảo mật. Trong mô hình Blended learning, học viên thường được yêu cầu nghiên cứu hoặc làm việc trực tuyến với những bạn khác ngoài giờ học. Các công cụ mạng xã hội như phòng chat, walls, blog, wiki và các album ảnh phụ vụ nội dung bài học giúp gắn kết học viên với các hoạt động ngoài lớp học. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng những công cụ giảng dạy và mạng xã hội được cung cấp dựa trên một nền tảng công nghệ an toàn và bảo mật.

Thực tế các hoạt động truyền thông trong chương trình Greenleaf của Schoolwires được diễn ra trong một môi trường an toàn và loại bỏ những lo ngại về rủi ro trong các hoạt động trực tuyến tại trường White Plains City. “Điều này giúp chúng tôi rất tự tin vào chương trình này. Đó không phải là miền Tây hoang dã của Facebook hay Google Chat. Cha mẹ học sinh không bao giờ muốn thấy điều đó và chúng tôi cũng vậy. Cha mẹ đã rất ủng hộ chương trình sau khi chúng tôi đã giải thích về tính an toàn của chương trình cho họ”, ông Kennedy.

Nắm bắt cơ hội của Blended learning

Blended Learning sẽ tiếp tục được phát triển và thúc đẩy bởi những kết quả đã được chứng minh cũng như kỳ vọng vào việc gia tăng những sự gắn kết và hợp tác rộng rãi hơn trong môi trường số hóa ngày nay. Tuy nhiên, phương pháp đó đồng nghĩa với việc đòi hỏi sự thay đổi thực sự trong mô hình giảng dạy. Giáo viên có thể sẽ yêu cầu những sự triển khai đồng bộ và hỗ trợ liên tục, khi đó các địa phương cần phải tạo ra các chính sách mới xung quanh xã hội học tập, quy mô lớp học và các vấn đề khác. Để thực sự thành công, các ứng dụng công nghệ cần thiết hỗ trợ cho mô hình mới này phải được đơn giản hóa tối đa. Nếu công nghệ đòi hỏi một đường cong học tập quá dốc hoặc là tốn thời gian, giáo viên sẽ không áp dụng nó. Nhưng nếu công nghệ đảm bảo tính trực quan và làm tăng hiệu quả đào tạo, giáo viên sẽ sẵn sàng sử dụng Blended learning. Khả năng cung cấp cho sinh viên những trải nghiệm học tập mang tính cá nhân, tính tương tác và hiệu quả hơn là những giá trị nổi bật mà mô hình giáo dục này hứa hẹn mang lại cùng với những công nghệ hỗ trợ.

Giới thiệu về Schoolwires

Schoolwires, Inc cung cấp một bộ các sản phẩm công nghệ và dịch vụ liên quan đến hơn 1.300 đơn vị giáo dục, bao gồm cả các khối trường K-12 và các trường học ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Công nghệ của công ty được thiết kế để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong lớp học, trong khu vực và mở rộng ra quốc tế. Các giải pháp bao gồm một trang web tích hợp và hệ thống quản lý nội dung, công cụ mạng xã hội an toàn và hệ thống mạng và nền tảng công nghệ. Schoolwires tập hợp các công nghệ thiết yếu liên quan tới thông tin và nội dung để tham gia K-12 có hiệu quả nhằm hỗ trợ sự thành công của học viên. Công ty hiện đang phục vụ ước tính khoảng 10 triệu người sử dụng và đã được công nhận là một trong top các tổ chức giáo dục tư năm thứ năm liên tiếp do tạp chí Inc bình chọn.

theo caodang.fpt.edu.vn

» Thiết kế trường học