Tại sao phải sơn lót trong kỹ thuật sơn gỗ

1. Tại sao cần sơn lót? (chèn hyperlink)
Sơn lót thường là hỗn hợp sơn trong có thêm một số phụ gia và bột nhằm làm cho bề mặt gỗ vốn không bằng phẳng và xốp sẽ được bít đầy và sẽ tạo mặt phẳng mịn hơn khi xả nhám.

Các phần tử sơn lấp đầy các lỗ này làm cho bề mặt mịn hơn và chống sự rút của lớp sơn phủ ngoài để tiết kiệm vật liệu phủ vốn đắt hơn và làm căng bề mặt, không bị nhăn theo thời gian.

Các lông gỗ cũng sẽ bị cứng lại và được chặt bằng phẳng khi xả nhám tránh bị gai khi hoàn thiện. Có thể dùng sơn phủ acrylic làm sơn lót luôn để giữ màu trong trẻo tối đa của gỗ.

2. Nên để lớp sơn lót trong bao lâu thì hoàn thiện? (chèn hyperlink)
Sơn lót có nhiều loại với những thời gian khô khác nhau. Có thể 30 phút, 1 tiếng, hay lâu hơn. Cảm quan là khi xả nhám phải khô tơi và không bết giấy.

Sơn lót chưa khô hẳn khi phủ hoàn thiện sẽ bị đóng màng ngoài bọc lớp bên trong sẽ làm cho sơn mềm vì chậm thoát dung môi ra ngoài.

Việc này dẫn đến chân bám yếu dễ bong tróc. Dung môi thoát ra chậm làm thổi bọt khí hay bóng ra lớp sơn ngoài, làm rạn, nhăn lớp ngoài.

Sau khi đóng màng phủ ngoài lên lớp lót chưa khô, lớp lót sẽ khô dần và xẹp xuống làm cho màng sơn ngoài dù căng đẹp sẽ bị da cam, sần xấu theo thời gian.

Đối với hàng nội thất, thường nhanh sẽ là 2,5h. Kỹ hơn là để khô 8h. Đối với sơn mài, thời gian để khô hẳn lớp lót có thể là 1 tuần hay vài tháng. Lớp lót càng kiệt, mặt ngoài càng chậm biến dạng, nhất là với sơn bóng.

3. Tại sao sơn lót hay có bọt khí? (chèn hyperlink)
Quá trình phản ứng tạo ra màng sơn giữa đóng rắn và sơn sinh khí, nhiệt. Bề mặt gỗ xốp khi bị bịt bởi màng có nhiệt cũng làm thoát khí lên bề mặt sơn.

Vậy nên sơn ít nhất 2 lớp lót để tạo bề mặt nhẵn đẹp và bảo vệ tốt hơn cho gỗ và màng ngoài.
Thường có thể sơn 1 lớp lót với gỗ tốt nhưng làm tăng áp lực chịu đựng hơi ẩm, hoá chất trong gỗ thấm ngược lên lưng lớp áo ngoài.

4. Tại sao lót pu, epoxy, acrylic?
Pu cho hàng nội thất thông thường:
– Gỗ đã qua xử lý kỹ và ít biến dạng, ít chịu tác động manh, gỗ có màu.
– Chi phí rẻ, dễ thi công.
– Độc hại.
– Nhanh khô.

Epoxy cho cốt gỗ nhiều biến dạng:
– Gỗ kém, gỗ tự nhiên, chịu tác động mạnh, chống chịu mài mòn, hoá chất.
– Epoxycó khả năng liên kết rất tốt và bền bỉ. Ngấm vào các khe gỗ, nó chống nước và hoá chất cực tốt, chịu nhiệt độ cao, chịu mài mòn, liên kết chống nứt toàn diện cho gỗ.
– Khi được đóng kín bởi epoxy, dầu, nước và các hoá chất khác không thể ngấm từ trong ra hay ngoài vào và tạo ra một khối vật chất ổn định dẫn đến chống biến dạng hình thức và bề mặt của lớp sơn phủ.
– Epoxy có loại ngả vàng hoặc không, chịu thời tiết, thích hợp ngoài trời và trong các điều kiện khắc nghiệt như ven biển, trong nhà máy và những nơi thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất.
– Có những loại hầu như không phát hiện chất cấm. Lâu khô.
– Trong một số ít trường hợp phản ứng với da, mắt. Màng sơn rất dày và độ che phủ lớn. Chống rút và biến dạng thể tích màng sơn rất tốt.

Acrylic với cách thức thi công như PU:
– Hầu như không phát hiện chất cấm.
– Màng sơn chịu đựng tốt với tia UV. Bền bỉ với thời gian, rất chậm xuống màu (gần như không biến đổi, thời gian xuống màu có thể lâu gấp hàng trăm lần so với PU).
– Màng dẻo, dễ co dãn.
– Cực kỳ thích hợp với gỗ màu sáng, hoàn thiện màu sáng hoặc giữ nguyên màu gỗ.
– Khi dùng acrylic gỗ sẫm xuống khoảng 5% tuỳ thuộc loại và ổn định màu (không sẫm, đen, ố vàng theo thời gian).

» Thiết kế thi công nội thất trọn gói