Thiết kế cầu thang nhà ở

Thiết kế cầu thang nhà ở

Thiết kế cầu thang nhà ở
Thiết kế cầu thang nhà ở

Đối với nhà ở thì vị trí đặt cầu thang được coi trọng, nên công việc thiết kế cầu thang nhà ở được kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng sao cho phù hợp với điện tích, sở thích cầu thang đẹp hợp phong thủy

Chính vì vậy nhiều gia đình khi xây đựng đã không chú ý đến bố trí cầu thang, qua một thời gian sử dụng mới thấy bất cập và phải tiến hành thiết kế cải tạo cầu thang cho ngôi nhà một lần nữa.

Cầu thang có trạng thái đầy thách thức trong phong thủy. Để hiểu được bản chất phong thủy của thành phần đầy thách thức này, hãy cố gắng cảm nhận năng lượng của cầu thang bằng cách dành một chút thời gian cho nó. Gia chủ sẽ cảm nhận được một năng lượng với chất lượng đáng lo ngại, sự di chuyển lên xuống thay đổi liên tục, một phần phụ thuộc vào thiết kế và vị trí đặt cầu thang. Điều này không nói lên rằng cầu thang là vùng phong thủy hoàn toàn xấu. Nó chỉ có nghĩa rằng cầu thang ẩn chứa năng lượng phong thủy đặc biệt cần được lưu tâm khi gia chủ cố gắng tạo ra một phương án bố trí mặt bằng thuận phong thủy trong ngôi nhà.

Bố trí cầu thang như thế nào cho hợp phong thủy:
Thiết kế nhấn mạnh vào tính ổn định. Năng lượng phong thủy càng ổn định thì càng phát sinh ít ảnh hưởng tiêu cực.

Cầu thang được bố trí thuận phong thủy sẽ giúp căn nhà có thêm vượng khí.

Cầu thang gồm có: (Phần động khẩu và lai mạch)
Động khẩu được tính từ 1 đến 3 bậc đầu, còn lai mạch là phần còn lại bao gồm cả thân cầu thang và chiếu nghỉ. Với thang máy, chuyển động thẳng đứng thì động khẩu và lai mạch là một. Cầu thang là một phần quan trọng trong ngôi nhà. Cầu thang, theo phong thủy, cũng là phương tiện để di chuyển theo chiều đứng và là nơi động khí mạnh.

Phép bố trí: Trong việc bố trí cầu thang thì động khẩu quan trọng hơn vì nó là nơi tiếp thu khí giống như cửa vào nhà, còn lai mạch là dẫn khí đến các tầng ít quan trọng hơn. Phải bố trí tại vị trí có cung tốt nhất, căn cứ vào mức độ của khí đến động khẩu mà có 3 phép bố trí sau:

Phép tiếp mạch: Dùng cho trường hợp khí đến yếu, đi trầm, đê phục (như những nhà bố trí cầu thang ở trong cùng, phía sau khuất lập, chật hẹp tà hoành). Vậy phần động khẩu phải dùng tối thiểu 3 bậc nằm trọn vẹn trong cung bậc tốt, mới đủ khả năng hấp thụ cát khí chuyển đến lai mạch.

Phép thừa khí: Dùng cho trường hợp khí đến mạch thô ngạch, trực cấp (những nhà bố trí cầu thang ở phía ngoài thẳng hướng tới nhà, hay gần cửa ra vào…). Vì vậy, phần động khẩu chỉ cần một bậc vào cung vị tốt là đủ.

Phép khí mạch kiêm thu: Dùng cho trường hợp khí đến bình ổn, không quá trực cấp hay đê phục (như nhà bố trí cầu thang giữa nhà, hay không trực hướng với cửa …) như vậy phần động khí cần dùng 2 bậc để nằm trong cung vị tốt, một bậc thụ khí và một bậc chuyển mạch. Lai mạch là phụ, tuy nhiên nếu được cả lai mạch nằm ở cung tốt thì càng tốt. Thường lai mạch hoàn toàn tốt là khó khăn, vì nó thường nằm lên vài ba cung.

Hướng cầu thang: bao gồm hướng của động khẩu và hướng của lai mạch, hướng động khẩu quan trọng hơn. Hướng cầu thang được lấy là hướng từ trên đi xuống và lấy hướng đối diện làm tọa hướng của cầu thang.

Vị trí và bậc: theo quan niệm Phong Thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của tòa nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt ở cung “lành”, hướng tốt.

Số bậc cầu thang: một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử” như các nhà Phong Thủy vẫn quan tâm.

Thông thường, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ như 21, 19, 17… Số lợng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường. Công thức tính số bậc thang: 4*n + 1 = số bậc.

Cầu thang xoắn: thường không tốt cho việc dẫn khí, phân bổ khí bằng thang thường. Thực ra là khó di chuyển người và đồ đạc. Người luôn phải vặn mình và ít khi có chiếu nghỉ giữa chặng. Chỉ phù hợp cho không gian nhỏ.

Dưới đây lá 3 vị trí phong thủy xấu nhất đối với cầu thang, áp dụng cho mọi thiết kế sàn nội thất nào:

1. Cầu thang đặt ở giữa nhà hoặc văn phòng làm việc được đánh giá là vị trí phong thủy xấu nhất. Năng lượng trung tâm – trái tim của bất kỳ không gian nào – sẽ bị rút cạn bởi năng lượng của cầu thang liên tục bị “đục khoét”. Dù sớm dù muộn, tình trạng phiền muộn này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng lượng của người sống hoặc làm việc trong không gian đó.

2. Một vị trí phong thủy khác cần nói “không” chính là cầu thang đặt thẳng hàng với cửa ra vào. Khi gia chủ sắp xếp năng lượng của những bậc thang lên xuống thẳng với năng lượng vào từ cửa chính, gia chủ đang tạo ra một năng lượng với chất lượng đầy vội vã, đầy bất ổn và không ổn định. Điều này có xu hướng xác định chất lượng của năng lượng trong toàn bộ ngôi nhà (nếu không có các giải pháp phong thủy nào được sử dụng để cân bằng nó). Bất cứ khi nào có thể, tránh bố trí cầu thang thẳng hàng với cửa ra vào.

3. Tốt nhất là tránh đặt cầu thang ở các khu vực bát quái sau: hướng Đông (đại diện cho sức khỏe), hướng Tây Nam (đại diện cho tình duyên) và hướng Đông Nam (đại diện cho tài lộc). Nếu gia chủ buộc phải bố trí cầu thang ở những vị trí trên, cần chắc chắn gia chủ hiểu rõ làm cách nào để gắn kết năng lượng của cầu thang. Ngoài ra, hãy chắc chắn sử dụng đúng các yếu tố phong thủy khi thiết kế cầu thang. Ví dụ, điều tốt nhất là gia chủ nên nhấn mạnh yếu tố Mộc và tránh yếu tố Kim khi thiết kế cầu thang nằm ở hướng Đông. Để hiểu lý do vì sao, bạn cần soi vào mối tương quan giữa 5 yếu tố phong thủy chính.

>> Thiết kế nhà ống mặt phố

>> Thiết kế biệt thự

Thiết kế cải tạo cầu thang nhà ở: