– Văn hóa thờ cúng đã có từ rất lâu đời. Cho đến thời kỳ nho giáo phát triển, thì văn hóa thờ cúng ông bà tổ tiên phát triển mạnh mẽ.
Đạo Khổng với một hệ thống các giá trị gia phong, gia pháp của mình trong đó đề cao tính truyền thống và gia tộc vốn là Thờ ông bà, tổ tiên có ảnh hưởng sâu rộng.
Cho đến ngày nay, người Việt vẫn giữ lại nét văn hóa đặc trưng của nho giáo về thờ tự. Vậy nên tất thảy mọi gia đình luôn dành một vị trí trang nghiêm để lập bàn cho gia đình, cho dòng tộc, chính là “bàn thờ Gia tiên“, là cội nguồn của mỗi gia đình.
– Song song với sự phát triển của xã hội và lịch sử. Phật giáo cũng du nhập vào Việt nam từ rất sớm, với sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ vào thời Lý. Niềm tin vào luật Nhân quả, vào cuộc sống hướng thiện và cầu mong 1 sự giải thoát gắn bó bền chặt vào suy nghĩ của Người Việt.
Phật không những chỉ ở trong Tâm mà người người đều muốn dành một ví trí trang nghiêm để lập “bàn thờ Đức Phật” . Để răn dạy con cái, để lấy cái đức cho muôn đời.
– Cùng với cuộc sống khó khăn, với những di biến, và mong muốn vào sự an cư để lạc nghiệp. Như Ông cha ta có nói ” Đất có Thổ công, sông có Hà bá “, để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong có sự che chở trên mảnh đất an cư, người dân Việt lại lập thêm 1 “bàn thờ Thổ công” cho ước nguyện ấy .
Vậy nên đâu phải di đoan mà trong cuộc sống bộn bề bây giờ, mọi gia đình Việt Nam đều mong muốn không chỉ lập bàn Thờ mà còn lập 1 phòng thờ riêng biệt để thờ đủ 3 ban quan trọng: Cao nhất và ở giữa là bàn thờ Phật
Thấp hơn bên phải là bàn thờ Gia tiên
Thấp hơn bên trái là bàn thờ Thổ công .
Chưa kể cùng với sự phát triển của kinh tế, những nhà thương buôn, những người luôn có dự cảm nhạy nhất với những dao động. Dựa nhiều vào nền tảng niềm tin và sự trung thành của nhóm hội hay có khát vọng đặc biệt, còn dành 1 sự trang nghiêm để thờ Thần Linh ngay trong nhà, cầu cho làm ăn xuôi chèo mát mái, ước vọng chóng thành.
2. Những yếu tố phong thuỷ để thiết kế phòng thờ đẹp:
Phòng thờ thường được đăt ở vị trí cao nhất của Nhà, nếu không việc sinh hoạt của gia chủ sẽ phạm vào vị trí trên dưới với chư Phật , ông bà Tổ tiên và thần đất Thổ công. Phòng thờ phải để tránh xa phòng Vệ sinh hay những thứ trần tục để tránh khí xấu khuếch tán, cũng như phòng vệ sinh hay bể Phốt không được đặt cùng trục dọc với phòng thờ vì sẽ lẫn vào mạch khí thẳng đứng
Thứ hai là về Hướng của bàn thờ gia tiên
Sự hiện diện của bàn thờ đẹp cũng như sự hiện diện của các vị được thờ cúng, do đó ngoài vi trí của bàn thờ, thì hướng của bàn thờ cũng phải được xem xét kỹ để hợp với chủ nhà theo Bát trạch minh cảnh.
Cũng vì sự hiện diện ấy mà phòng thờ luôn được bố trí thông thoáng về khí trời, nhìn ra chân trời trải rộng, nếu bị chắn bởi chướng ngại phía nhà khác thì phải có các phương pháp trấn yểm, hay đơn giản là bài trí kiến trúc để che chắn. vì thế mà phòng thờ luôn được đặt cạnh vườn trên mái, và vườn này không dùng làm sân phơi.
Thứ ba là về cách bài trí, trang trí đồ đạc
Bài trí nội thất phong thờ, đồ đạc thương được làm bằng Gỗ quý. Hai bên bàn thờ thường được bố trí câu đối, lục bình hay rèm búi, phía trên là Hoành phi. Ngoài 3 bàn thờ chính ở trên, có thể có thêm bàn thấp hơn dùng để bài trí đồ thờ cúng tránh trường hợp việc soạn sửa va quệt vào Bài vị. Rôi thấp nữa là bàn nhỏ để Mõ và kinh sach, có thê được đặt tất cả lên 1 cái Sập tao trang nghiêm và thuận tiện cho việc hành lễ. Các diện tườn còn lại của phòng Thờ có thể trang trí bằng các bộ tranh về Đức Phật hay các bộ tứ bình . Có thể kết hợp với các Kệ có ngăn kéo để cất đồ hành lễ khi cần , phía trên là các Bình lọ, Tượng giả cổ hay Đèn nến bình hoa trang trí , và trên mảng tường gần đấy là các bức tranh về sinh hoạt tâm linh. Ở một góc cửa sổ có thể bài trí các kiểu Ghế đơn cổ để ngồi tạm khi cần thiết, vửa phù hợp công năng , vừa tạo sự đầy đủ cho 1 căn phòng. Rồi các bình phong cũng tùy không gian đẹp mà sử dụng hợp lí sẽ tạo hiệu quả thẩm mỹ đáng kế…
» Vị trí đặt bàn thờ thần tài trong nhà