Cách tính công suất của máy điều hòa dựa theo diện tích của căn phòng cho một số không gian có mục đích sử dụng điều hòa phổ biến như: gia đình, văn phòng. quán cafe, khách sạn, nhà hàng vv…
Cách tính công suất điều hòa – Điều hòa multi
Tính công suất điều hòa bằng phương pháp
1 HP (công suất điện, công suất máy nén) = 746 W (công suất điện) = 9000 BTU/h (công suất lạnh) = 2.61 KW (công suất lạnh).
Công thức tính toán công suất lạnh:
Thể tích phòng V (m3) =diện tích sàn (m2) x chiều cao đến trần (m)
HP là công suất lạnh (còn gọi là “ngựa” – mã lực)
Ta có: 1 m3 ~ 200 btu, mà công suất máy nén là 1HP = 9000 BTU
→ 1 m3 ~ (200/9000) HP
→ 1HP ~ 45 m3
=> Công thức: HP = V x 2/90
Ức lượng thực tế:
Ước lượng trong khoảng 9000btu (1HP) cho phòng 35 – 45m3
Ví dụ:
Phòng có kích thước Dài x Rộng x Cao: 3m x 4m x 3.5m = 42 m3. Chọn máy lạnh 9000btu (1 HP) hoặc diện tích phòng 12m2 – 15m2 cho máy 9000btu (1HP)
Phòng có kích thước Dài x Rộng x Cao: 4m x 5m x 3.5m = 70 m3. Chọn máy lạnh 12000btu (1,5 HP) hoặc diện tích phòng 16m2 – 25m2 cho máy 12000btu (1,5 HP)
Phòng có kích thước Dài x Rộng x Cao: 5m x 6m x 3.5m = 105 m3. Chọn máy lạnh 18000btu (2.5 HP) hoặc diện tích phòng 25m2 – 30m2 cho máy 18000btu (2,5 HP)
Lưu ý:
Công suất máy lạnh còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như vật liệu xây dựng, nguồn nhiệt tác động đến căn phòng và số lượng người thường xuyên sử dụng căn phòng nhiều hay ít. Vì vậy không phải căn phòng nào cũng có tiêu chuẩn giống nhau, nên chúng ta có thể cộng hoặc trừ thêm khoảng 5 – 10 mét khối tùy trường hợp vv…
Trường hợp trong lúc sử dụng phòng có mặt ngoài bị chiếu nắng trực tiếp, cửa kính tường kính quá rộng, thông với phòng khác, có quạt hút thông gió,.. ta cộng thêm từ 0.3 ~ 0.5 Hp tùy mức độ nhiệt nóng làm tổn thất công suất lạnh.
Điều hòa cho phòng gia đình: nếu là không gian chung như Phòng khách, Bếp thêm 0.5 Hp
Thể tích khoản 40 m3 (khối) = 1.0 Hp
Thể tích khoản 60 m3 (khối) = 1.5 Hp
Thể tích khoản 80 m3 (khối) = 2.0 Hp
Điều hòa cho quán cafe, Nhà hàng : do đạc thù có lúc rất đông người, có quạt hút thông gió nên phải chọn công suất cho lúc mật độ tải cao nhật (nhiệt do người tỏa ra, thông gió bên ngoài vào)
Thể tích khoản 30 m3 (khối) = 1.0 Hp
Thể tích khoản 45 m3 (khối) = 1.5 Hp
Thể tích khoản 60 m3 (khối) = 2.0 Hp
Điều hòa cho Khách sạn: do đạc thù khách sạn khách thuê phòng ngắn hạn hoặc khách nước ngoài họ thường yêu cầu máy phải làm lạnh nhanh từ khi vào phòng thông gió ta tính công suất cao hơn phòng ngủ gia đình.
Thể tích khoản 35 m3 (khối) = 1.0 Hp
Thể tích khoản 55 m3 (khối) = 1.5 Hp
Thể tích khoản 70 m3 (khối) = 2.0 Hp
Điều hòa cho Văn phòng làm việc: ở đây ta chọn chuẩn là văn phòng làm việc số lượng người ổn định có trang bị máy tính làm việc cho mỗi người, máy photo, máy fax, máy in,…nếu trường hợp ít người và số lượng máy thiết bị không nhiều có thể tính như Máy lạnh cho phòng khách gia đình.
Thể tích khoản 35 m3 (khối) = 1.0 Hp
Thể tích khoản 55 m3 (khối) = 1.5 Hp
Thể tích khoản 70 m3 (khối) = 2.0 Hp
Với công thức như trên, bạn có thể tự tính ra công suất điều hoà cần thiết cho căn phòng của mình tuỳ theo chiều cao, diện tích, thể tích và hướng nhà. Như vậy, khi mua máy lạnh cần xem xét, tính toán tất cả các yếu tố có thể tác động đến hoạt động của máy để có thể chọn cho mình một máy lạnh có công suất phù hợp nhất. vì công suất các hãng sản xuất đều có công suất như 7000btu, 9000btu. 12000btu, 18000btu, 24000btu vv… như vây khi lựa chọn cũng chỉ lựa chọn sao cho công suất sát nhất với diện tích phòng.
Mặt khác khi bạn lắp dư công suất so với diện tích phòng thì máy Điều hòa nhà bạn sẽ có tuổi thọ cao hơn, máy làm lạnh nhanh hơn so với máy “yếu” so với diện tích phòng.
– Loại máy 1 chiều: Chỉ có chức năng làm lạnh được sử dụng vào mua hè
– Loại máy 2 chiều: Có cả hai chức năng làm nóng và làm lạnh và được sử dụng cho cả hai mùa, đối với các gia đình có trẻ em nhỏ hoặc người già nên sử dụng loại 2 chiều để có thể sử dụng vào mua đông khi thời tiết quá lạnh