Điều kiện mở phòng khám Nha khoa như thế nào? Do nhu cầu làm đẹp của mọi người, đặc biệt nhu cầu về kỹ thuật phục hình răng. Các phòng khám nha khoa, phục hình răng được mở ra thì cần điều kiện gì?
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám nha khoa thẩm mỹ:
1. Cơ sở vật chất tại phòng khám nha khoa:
* Xây dựng và thiết kế:
– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
– Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
* Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích lớn hơn 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh, trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế. Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;
* Ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
– Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant);
– Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thăm dò chức năng;
– Có buồng khám phụ khoa có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
– Có buồng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình;
– Có buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40 m2 nếu thực hiện vận động trị liệu;
– Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;
– Phòng khám chuyên khoa nếu sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-quang chụp răng gắn liền với ghế răng) thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
* Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình;
Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Những thiết bị y tế tại phòng khám nha khoa:
* Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
* Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
* Phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.
3. Yêu cầu về nhân sự
* Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;
* Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt:
• Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;
• Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt;
• Nắn sai khớp hàm;
• Điều trị laser bề mặt;
• Chữa các bệnh viêm quanh răng;
• Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
• Làm răng, hàm giả;
• Chỉnh hình răng miệng;
• Chữa răng và điều trị nội nha;
– Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật (riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng) nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp. Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng;
– Tiểu phẫu thuật răng miệng;
– Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Đào tạo kỹ thuật phục hình răng – Nha khoa thẩm mỹ tại đâu?
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo Kỹ thuật viên Phục hình răng có kiến thức y khoa cơ bản, vững về công nghệ nha khoa thẩm mỹ; Giỏi về kỹ năng và tay nghề để thực hiện kỹ thuật chế tác đắp sứ, mài sứ trong Labo; Phục hình tháo lắp toàn phần và từng phần, hàm khung, phục hình cố định, hàm chỉnh hình, phục hình trên cấy ghép răng… Có khả năng quản lý về trang thiết bị của Labo răng hàm mặt và làm việc theo nhóm.
» Thiết kế phòng khám răng hàm mặt