Để đáp ứng yêu cầu bạn đọc, chúng tôi giới thiệu bài: Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục dưới đây của Luật gia Lê Thanh Cảnh.
Ngày 25 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hanh Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ/BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Quy chế này quy định việc thành lâp, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giả thể nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động, tài chính, tài sản, giáo viên, nhân viên và trẻ em, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm; áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục – cơ sở giáo dục mầm non do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non tư thục.
Về điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục, Điều 6 của Quy chế quy định phải được uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện như:
Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học. Phải có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Phải có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều14, Điều15 của Quy chế trên. Cụ thể là:
Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có đủ sức khoẻ, khi được đề cử không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất là 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý.
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo, khi được đề cử không quá 65 tuổi và phải bảo đảm các tiêu chuẩn như: có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; chấp hành đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt, đủ năng lực tổ chức, quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Đối với giáo viên, nhân viên là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Có phẩm chất, đạo đức tốt, thương yêu và tôn trọng trẻ em; Sức khoẻ tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm; Giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đối với những người có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày. Đối với nhân viên y tế, kế toán có bằng trung cấp theo chuyên môn được giao; Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số, người nuôi dạy trẻ phải nói tiếng Việt và có khả năng giao tiếp với trẻ bằng tiếng dân tộc; Đối với những nơi khó khăn, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được thành lập có thể chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, người nuôi dạy trẻ phải được bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non tối thiểu 3 tháng do cơ quan quản lý giáo dục địa phương tổ chức. Điều đó phải được ghi cụ thể trong hồ sơ xin thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, lớp; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh trường học. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng đảm bảo an toàn cho trẻ em. Biển tên nhà trường, nhà trẻ tư thục được ghi bằng tiếng Việt.
Các công trình xây dựng phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành; xây dựng khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với khối phục vụ. Bố trí công trình cần đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi; có lối thoát hiểm phòng khi có sự cố và trang bị đầy đủ phương tiện theo quy định về phòng cháy, chữa cháy. Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
Đối với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em: phòng sinh hoạt chung phải có diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng, thoáng; mát; nền nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ; có các thiết bị tối thiểu như bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp; bàn, ghế, bảng cho giáo viên; hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu; hệ thống đèn, quạt.
Có thể sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. đối với phòng ngủ, diện tích trung bình tối thiểu 1,2m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có một số đồ dùng tối thiểu nh: gường, chiếu, chăn, gối, màn, quạt …
Phòng vệ sinh, diện tích trung bình tối thiểu 0,4 m2 cho một trẻ; có đủ nước cho trẻ dùng, có vòi nước rửa tay, vòi tắm. Đối với trẻ nhà trẻ có ghế ngồi bô hoặc máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 – 36 tháng. Đối với trẻ mẫu giáo có chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái riêng.
Về hiên chơi, chiều rộng tối thiểu 1,8m; có lan can bao quanh cao 1m, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đối với nhà bếp, phải có khu sơ chế, chế biến, nấu ăn, chia thức ăn được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều và phải đảm bảo các yêu cầu như: có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt; có đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú theo quy định; Đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ. Thiết kế bếp công nghiệp
Phải có các khối phòng khác nh phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng; Khối phòng hành chính quản trị: Văn phòng; phòng ban giám hiệu; phòng hành chính quản trị; phòng Y tế.
Về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, phải có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo danh mục, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Nếu các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non;
không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Chính phủ. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu được bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thường xuyên; có hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non.
Về sân vườn, phải có sân chơi, đồ chơi ngoài trời và cây xanh.
» Thiết kế trường mầm non đẹp
» Thiết kế trường học
Thiết kế nội thất nhà trường: