Các loại cầu dao tự động này được chia làm 2 nhóm: cầu dao tự động (CB) và cầu dao chống điện giật (ELCB).
Cầu dao tự động (CB):
Loại bảo vệ quá dòng quá tải bằng thanh lưỡng kim và loại bảo vệ quá dòng và ngắn mạch có rơle.
Loại có rơle ngoài cơ cấu thanh lưỡng kim để bảo vệ quá dòng còn có rơle điện từ, khi có ngắn mạch thì rơle điện từ sẽ hoạt động tức thời để cắt dòng điện.
Khi mua cần lưu ý dòng điện định mức ghi trên CB phải phù hợp với dòng điện đang sử dụng (có thể chọn dòng điện định mức trên CB từ 120%-150%).
Cầu dao chống điện giật (ELCB):

Cầu dao chống điện giật (ELCB).

Thiết bị chống rò, còn gọi là ELCB, hoạt động theo nguyên lý cân bằng dòng điện. Khi có dòng điện rò thì trong cuộn dây hình xuyến sẽ xuất hiện sự mất cân bằng và sẽ cảm biến đến một rơle điện từ để được đóng cắt mạch điện tức thời.
Khi mua loại ELCB cần lưu ý có loại cầu dao chỉ làm nhiệm vụ phát hiện dòng rò, nhưng cũng có loại vừa phát hiện dòng rò vừa bảo vệ quá tải.
Các loại ELCB được sản xuất từ các nước châu Âu thường sử dụng cơ cấu điện từ nên bền hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giá khá đắt và thường phải gắn theo hộp điện của hãng chế tạo. Khi sử dụng ELCB, phải thường xuyên thử kiểm tra bằng cách bấm vào nút test xem cầu dao có nhảy hay không?
Lắp Cầu dao chống điện giật ở đâu?
ELCB là thiết bị bảo vệ thường được mắc ở đầu mỗi nguồn điện, và các nhánh cho các lộ tiêu thụ điện ở cấp thấp hơn theo các thông số phù hợp. Trong trường hợp xuất hiện dòng dò xuống đất thì ELCB sẽ phát hiện và ngắt điện một cách tự động ở mạch điện phía sau nó. Như vậy ELCB bảo vệ được con người không xảy ra tình trạng giật điện.
» Nguyên tắc thi công lắp đặt hệ thống điện
» Thiết kế ánh sáng điện trong nội thất