Cách chọn dàn karaoke âm thanh chuẩn
Trên thi trường có rất nhiều loại dàn karaoke. Tuy nhiên, không phải dàn karaoke nào cũng cho chất lượng âm thanh tốt nhất.
Cách chọn thiết bị dàn karaoke:
1. Đầu karaoke
Trên thị hiện nay xuất hiện rất nhiều loại đầu karaoke thì cần cân nhắc về nhu cầu sử dụng, tài chính của mình để có thể chọn được đầu karaoke thích hợp.
Ngoài dòng nhạc karaoke midi mà chúng ta vẫn thường thấy tại các quán karaoke hoặc ngay tại nhà bạn đang sử dụng thì khoảng gần đây xuất hiện thêm một loại nhạc karaoke mới nữa đó là nhạc karaoke MTV.
Về công nghệ: Karaoke midi và karaoke MTV
Nhạc karaoke MTV này đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, vì cho chất lượng hình ảnh đẹp, âm thanh hay hơn nhạc midi rất nhiều.
Khác với nhạc karaoke midi sử dụng hình nền phong cảnh và chất lượng hình ảnh mờ thì dòng nhạc karaoke MTV sử dụng hình nền là các video clip hoặc sân khấu ca sĩ đang hát với âm thanh và hình ảnh đều đạt chuẩn HD.
Vì nhạc karaoke MTV là nhạc không nén nên có dung lượng lớn vì thế nhạc karaoke thường được chứa trong ổ cứng có dung lượng từ 1TB trở lên.
Tham khảo một số đầu karaoke sử dụng được dòng nhạc karaoke MTV:
Vidia karaoke, arirang 3600 KTV, arirang 3600HDMI, Viet KTV, Hanet…
2. Amply karaoke.
Amply karaoke là thiết bị quan trọng, lựa chọn amply chất lượng để kết nối phù hợp với các thiết bị còn lại trong dàn karaoke góp phần làm cho dàn karaoke của bạn hay hơn rất nhiều.
Thử amply tại các cửa hàng:
– Đầu tiên để thử sức mạnh của amply: Bật một bài hát và nghe ở mức âm lượng vừa phải, nên chọn bài hát có dải động rộng. Sau khi bạn đã quen với mức trung bình, hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc amply.
– Lắng nghe phần trình diễn tiếng bass: Để ý tiếng bass có vỡ không. Hoặc nếu tiếng lỏng, bị chậm hay thiếu sức căng, sức nặng, thì ampli này có lẽ không thể đảm nhiệm được công việc đánh chiếc loa của bạn. Tiếng bass yếu là báo hiệu của một chiếc ampli có công suất không đủ với loa.
– Yêu cầu đặt ra là ampli công suất phải thể hiện được sức căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Khi tiếng bass trở nên chậm chạp, ướt át cũng là lúc bạn đã đẩy ampli lên điểm hoạt động giới hạn của nó. Nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào ampli bắt đầu xuất hiện vấn đề. Trong những điểm cao trào của âm thanh, liệu ampli có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh.
– Tuy nhiên, với cách thử trên chỉ dành cho những bạn có khả năng nghe âm thanh tốt. Còn dối với những bạn không rành về âm thanh thì bạn nên ghé những cửa hàng uy tín hoặc nên dắt theo một người rành âm thanh đi cùng nhé.
– Và bạn có thể chọn một trong những thương hiệu amply karaoke nổi tiếng hiện nay như: Jarguar, Paramax, Boston…
3. Loa karaoke.
– Để chọn loa hát karaoke gia đình bạn nên chọn loại loa có công suất khoảng 100-150W/ loa. Vì loa và amply luôn phải phù hợp vì thế nếu chọn loa có công suất lớn hơn thì bạn nên chọn amply có đủ công suất phát với loa để tránh gặp tình trạng âm thanh ko chuẩn hoặc chát amply.
– Loa dùng cho hát karaoke thường có màng loa bằng kim loại vì âm thanh sắc sảo hơn, thể hiện đúng chất giọng của người hát hơn là loại loa có màng bằng giấy. Một số dòng được nhiều người ưu dùng nhất là loa Bose, JBL, Arirang…
4. Micro karaoke.
Micro karaoke là thiết bị truyền tải tiếng ca của bạn đến amply để xử lý và phát ra loa.
– Micro có dây là tín hiệu âm thanh của giọng hát sau khi được chuyển thành dạng sóng âm thanh rất nhỏ rồi thì được truyền đến amply qua đường dây. Chúng ta thường gọi đó là dây micro.
– Micro không dây có cấu tạo phần thân, chụp bảo vệ, củ micro và màng rung cuộn dây giống hệt như là micro có dây. Nhưng thay vì truyền bằng dây thì nó truyền bằng sóng cao tần, khi đó trên thân micro nó có một bộ phận phát tín hiệu trong bán kính (100-200m) và ở âm ly karaoke sẽ có một bộ phận nhận tín hiệu âm thanh mà micro đã phát ra.
– Nên dùng micro không dây trong trường hợp: Khi ở trong môi trường giữa người hát và amply phải để quá xa nhau từ 20m trở lên. Vì nếu dùng micro có dây thì tín hiệu đi xa quá sẽ bị suy giảm hết trên đường dây. Còn nếu dùng để hát karaoke trong gia đình để có chất lượng tốt chúng ta chỉ nên dùng micro có dây.
Cách thử để biết micro tốt
– Một micro tốt sẽ có âm thanh giải âm rộng và trung thực. Giải âm hẹp là khi bạn chỉnh nút trung trầm của micro lên cao thì tiếng trung trầm bị vỡ. Nhưng khi bạn chỉnh cho nó tròn đẹp thì trung trầm giọng bạn bị thiếu quá nhiều. Tiếng cao cũng tương tự. Micro tốt là chỉnh trung trầm được rất cao và tiếng cao chỉnh lên cao thoải mái mà nó không bị sẽ hoặc rít.
- Mua dàn karaoke nguyên bộ như sau:
– Giảm delay, repeat, để echo mức trung bình.
– Bật mic lên khi volume cả dàn đang để mức trung bình, nếu nghe tiếng dội qua loa –> receiver không có mạch chống nhiễu.
– Thử giọng nói bằng 1,2,3, alo… Hát thử một bài ưa thích xem tiếng có trong, rõ, ấm và không bị rè.
– Kiểm tra cả hai micro để tránh trường hợp chỉ hoạt động một cái. Người mua nên yêu cầu cho mang thử 2 hoặc 3 bộ micro hiệu khác.
– Khi lắp rắp tại nhà, mở dàn với mức music volume nhỏ để kiểm tra micro. Người mua nên kiểm tra từ 20-30 phút, tránh thử chớp nhoáng để đến lúc mua không có cơ hội chọn lại. Khi thử nên thử cả hai micro, hát một nửa bằng micro một và chuyển sang micro hai để so sánh.
– Bài kiểm tra cuối cùng là giảm echo, delay và repeat xuống 0, thử tiếng thuần của micro. Người hát sẽ nghe rõ nhất tính chất âm thanh mỗi micro. So sánh độ nhạy bằng cách hát đều 1 nốt và đưa mic xa dần miệng. Một mic có độ nhạy tốt sẽ giảm dần đều âm theo độ xa, cách 15cm vẫn còn hút tiếng. Micro loại thường có thể hát rất tốt nếu micro gần miệng ít hơn 3cm, nhưng đưa ra độ 5cm sẽ đột ngột giảm độ hút âm và độ 15cm thì không còn nghe tiếng.
- Cách bố trí dàn karaoke phát huy tối đa chất lượng âm thanh.
Bố trí loa karaoke càng xa các thiết bị càng tốt .
– Đầu karaoke là những thiết bị nhạy cảm với độ rung động của loa. Nếu như bạn đặt loa karaoke quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng.
Một dàn karaoke sẽ như một bức tranh âm nhạc, nếu như chúng được sắp xếp cân đối. Thì người nghe khi đứng trước bức tranh đó, sẽ cảm nhận được chiều sâu của âm phát ra.
– Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Nên bạn cần phải di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì lúc đó tai bạn có thể phân biệt đúng về lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp.
theo congnghe5giay.com
Lắp Đặt Dàn Karaoke – 27211